Xét duyệt đề cương chi tiết 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường

Ngày 12/3/2025, Trường Đại học An Giang đã tổ chức Hội đồng xét duyệt 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường.

Đề tài “Tính toán khả năng hấp phụ đơn phân tử khí CO của các cluster kim loại X8 (X= Ag, Au, Cu, Pd, Pt) bằng phương pháp DFT” do ThS Huỳnh Thị Thanh Trúc –  Giảng viên Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường làm chủ nhiệm; TS Nguyễn Trần Nhẫn Tánh, TS Ngô Thúy An - Giảng viên cùng Khoa và ThS Nguyễn Văn Hồng - Giảng viên Phòng Quản trị - Thiết bị làm thành viên.

Mục tiêu của đề tài là: (1) Xác định năng lượng hấp phụ của các cluster X8 tại các vị trí TS, BS và HS khác nhau; (2) xác định vị trí hấp phụ và dạng hấp phụ tối ưu nhất; (3) Xác định các thông số lượng tử quan trọng như độ dài liên kết C–O, tần số dao động của CO, khoảng cách liên kết giữa phân tử CO đến cluster X8,... từ đó so sánh với dữ liệu thực nghiệm nhằm tăng độ tin cậy của nghiên cứu tính toán; (4) Phân tích orbital liên kết thuần túy (NBO) và mật độ trạng thái điện tử cục bộ (PDOS) để đánh giá mức độ đóng góp của các orbital vào quá trình liên kết, đồng thời phân tích phổ hấp phụ UV-Vis.

Kết quả dự kiến đề tài là sẽ xác định được về năng lượng hấp phụ của các cluster kim loại X8 (X = Ag, Au, Cu, Pd, Pt) dạng bền nhất với khí CO; cung cấp các thông số lượng tử như tần số dao động của CO, độ dài liên kết C-O, khoảng cách từ phân tử CO đến bề mặt cluster kim loại; phân tích sự đóng góp của các orbital vào quá trình liên kết. Kết quả đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng cluster kim loại trong hấp phụ hoặc cảm biến khí CO.

Đề tài được Hội đồng thống nhất cho tiến hành.

Đề tài “Đánh giá khả năng thích ứng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp dưới tác động của xâm nhập mặn vùng ven biển Kiên Giang” do ThS Trang Thị Mỹ Duyên – Nghiên cứu viên Viện Biến đổi khí hậu làm chủ nhiệm.

Đề tài được thực hiện với các mục tiêu: (1) Đánh giá thực trạng về tác động của xâm nhập mặn tại Kiên Giang; (2) Xác định khả năng thích ứng xâm nhập mặn của nông hộ ở ba mô hình canh tác: Lúa 2 vụ, tôm lúa, tôm chuyên canh; (3) Đề xuất một số biện pháp thích ứng xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế thiệt hại cho nông hộ trong thời gian tới.

Kết quả của đề tài có thể được sử dụng lồng ghép vào bài giảng trong các khóa học về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.

Đề tài được Hội đồng thống nhất cho tiến hành.

Thanh Trúc – TV

HÌNH ẢNH


ThS Huỳnh Thị Thanh Trúc –  Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường trình bày tóm tắt báo cáo
Toàn cảnh buổi xét duyệt đề cương
ThS Trang Thị Mỹ Duyên – Nghiên cứu viên Viện Biến đổi khí hậu báo cáo tóm tắt đề cương
TS Phạm Huỳnh Thanh Vân –Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên phản biện đề tài
TS Phạm Xuân Phú - Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên phản biện đề tài
TIN LIÊN QUAN